Cửa hàng công ty An Huy

Tại gian hàng đầy đủ các sản phẩm về thủy lực, thủy khí.

Các sản phẩm thủy lực YUKEN: VAN YUKEN, BƠM YUKEN,...

Rất nhiều loại, thiết bị thủy lực YUKEN có sẵn .

Hình ảnh Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa An Huy

.

Sản phẩm

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ THỦY LỰC

 YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI  THIẾT BỊ THỦY LỰC


Tiêu chuẩn này áp dụng cho cần trục và qui định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị thủy lực của chúng.

Tiêu chuẩn này không qui định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị thủy lực trong cơ cấu di chuyển của các cần trục lưu động.

Tiêu chuẩn này phải áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác về kỹ thuật an toàn cần trục.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 4474 - 84.

1. Yêu cầu chung


1.1 Thiết bị thủy lực của cần trục phải phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống khủy lực cho chế tạo máy.

1.2 Phải có phiếu kiểm tra chất lượng đối với những phần tử kỹ thuật như van an toàn, ắc quy, xi lanh, mô tơ và bơm cũng như  ống dẫn, kể cả ống mềm, nếu chúng là quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn).

1.3 Thiết bị thủy lực phải được thiết kế chế tạo sao cho trong điều kiện sử dụng quyi định không xẩy ra tai nạn khi:

1) Thiết bị thủy lực bị hư hại:


2) Ống dẫn, ống mềm đức gãy hoặc bị hư hại ở các mối nối.

Khi đó các cơ cấu dẫn động tương ứng phải tự dừng kể cả khi các phần tử điều khiển không kịp đưa về vị trí dùng. nếu các cơ cấu đó tiếp tục chuyển động

thì phải khống chế được chuyển động đó.


1.4 Mối nối các ống dẫn, kể cả ống mềm, và mối nối các dụng cụ đo phải bịt kín.

1.5 Phải đảm bảo cấp và xả chất lỏng công tác cho hệ thống thủy lực sao cho thuận tiện và an toàn. Trong trường hợp cần thiết phải đảm bảo khả năng khử được không khì khỏi hệ thống thủy lực.

1.6 Chất lỏng công tác phải được lọc liên tục. Khi quy định độ lọc phải đảm bảo các yêu cầu được ghi trong tài liệu kỹ thuật đối với thiết bị thủy lực.

1.7 Nhiệt đô chất lỏng công tác trong qúa trình sử dụng không được quá các trị số giới hạn cho phép.

1.8 Tại các vị trí có khả năng xảy ra áp xuất nguy hiểm của mỗi mạch thủy lực phải đặt van hạn chế áp  suất. van này được điều chỉnh tới áp suất cho phép và phải được kẹp chì.

1.9 Phải chọn các thông số cơ bản của thiết bị thủy lực phù hợp với khả năng chịu tải trong kết cấu cần trục

 1.10 Phải đảm bảo có các chi tiết ghép nối cần thiết cho các thiết bị đo tại những vị trí cần phải kiểm tra áp xuất trong hệ thống thủy lực.

1.11 Hệ thống điều khiển cần trục phải đảm bảo cho các cơ cấu khi tăng tốc và hãm được điều đặn (không giật).

1.12 Khi thiết bị thủy lực bị ngừng hoạt động , cần trục phải giữ được hàng một cách tin cậy ở bất kỳ vị trí nào.

2. Yêu cầu đối với thiết bị thủy lực và ống dẫn

2.1 Giữa bơm và van an toàn thủy lực không được phép lắp van chặn cản trở hoạt động của van an toàn.

2.2 Phải kiểm tra được độ bẩn các bộ lọc thủy lực chính mà không cần tháo rời chúng.

2.3 Phải có chế độ chỉ báo mức chất lỏng công tác cao nhất và thấp nhất trong thùng chứa thủy lực. Việc kiểm tra mức chất lỏng phải đơn giản và an toàn.

2.4 Trường hợp trong cần trục sử dụng nhiều thùng chứa chất lỏng, các thùng chứa đó phải được ghi nhãn khác nhau.

2.5 Các ống dẩn quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) phải được tính toán độ bền với hệ số an toàn:
   K ≥ 2,2 - Đối với ống thép giữa cơ cấu thủy lực điều khiển và xi lanh thủy lực công tác;
   K ≥ 5,5  - Đối với ống thép không có thiết bị phòng tránh đức;   K ≥ 5   - Đối với ống mềm giữa cơ cấu thủy lực điều khiển và xi lanh thủy lực công tác.
    Đối với các ống thép hệ số an toàn được xác định theo quan hệ với giới hạn chảy, còn đối với ống mềm tương ứng với giới hạn kéo.

 2.6 Các ống dẫn chịu áp quan trọng (về  phương tiện kỹ thuật an toàn) phải được thử nghiệm với áp xuất bằng 1,5 lần áp xuất công tác danh nghĩa với điều kiện vẫn phải đảm bảo độ kín khít của hệ thống.

2.7 Các ống dẫn mềm phải được bố trí trên cần trục sao cho không bị hư hại do cọ sát các kết cấu bằng kim loại.

2.8 Các ống dẫn mềm đặc sát chỗ làm việc của người thao tác phải có vỏ che hoặc màn chắn.2.9 Phải cố định chắc chắn các ống dẫn, tránh được các dao động và hư hại nguy hiểm, đảm bảo độ kín khít của các mối nối.

2.10 Nối chung không được phép nối dài các  ống dẫn áp bằng hàn. Trong trường hợp cần thiếp phải hàn (ví dụ ở mối nối với đầu nối hình cầu ), đoạn ống có mối hàn phải bền bằng đoạn ống không có mối hàn. Khi đó phải đảm bảo khả năng làm sạch mối hàn ở trong lòng ống.

2.11 Trên đoạn ống giữa thiết bị an toàn và xi lanh thủy lực công tác không được phép hàn các phần tử của thiết bị thủy lực (ví dụ mối nối côn - cầu v.v...)

2.12 Khi đặc ắc quy thủy lực vào hệ thống thủy lực phải đảm bảo:
    1) Áp suất trong ắc qui không tăng khi nạp nhờ van an toàn;
    2) Đo được áp suất trong ắc qui;
    3) Tháocạn được ắc qui;    4) Ngắt được ắc qui khỏi hệ thống thủy lực.

2.13 Phải có tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng đến bàn điều khiển khi áp suất trong ắc qui quan trọng (về phương diện kỹ thuật an toàn) bị giảm.

2.14 Trên các cần trục có ắc qui thủy lực phải viết ở nơi dễ nhìn dòng chữ :
”Cẩn thận có ắc quy thủy lực! trước khi tháo rời hệ thống phải ngắt ắc qui hoặc giảm áp suất” hoặc các dẫn hiệu tương ứng.

2.15 Khi chuyển động ngược lại, cần pit tông không đươc mang chất bẩn vào khoang công tác của xi lanh thủy lực.
2.16 Trong các cơ cấu thủy lực điểu khiển loại trử khả năng vô ý bật tay gạt và tay vặn điều khiển.
         Lực tác động lênc các bộ phận điều khiển không được qúa các trị số qui định trong bảng sau:

Bộ phận điều khiển  Lực cho phép N

Tay gạt

Bàn đạp
        Loại ít được sử dụng
        Loại thường được sử dụng    
Vô lăng
120
400
150
100 (đo theo vành)
2.17 Sau khi ngừng tác động vào các bộ phận điều khiển thường ngắt (không được đóng thường xuyên) chúng phải trở lại vị trí ban đầu và phải ngắt hoặc dừng các cơ cấu mà cúng điều khiển.
2.18 Các bộ phận điều khiển thiết bị thủy lực của cần trục lưu động ( trừ cần trục có hệ thống thủy lực duy nhất vừa để duy chuyển cần trục vừa để nâng hàng) phải được tách khỏi các bộ phận điều khiển cơ cấu di chuyển cần trục.2.19 Khi chế tạo và lắp đặt các cơ cấu khủy lực và các bộ phận điều khiển phải tận dụng khả năng tương ứng giửa hướng chuyển động của các bộ phận điều khiển với hướng chuyển động cần trục do chúng gây ra.
2.20 Khi ngừng truyển năng lượng cho cần trục hoặc cho các tổ hợp dẫn động trung tâm thì tất cả các cơ cấu tổ hợp dẫn động trung tâm thì tất cả các cơ cấu dẫn động thủy lực đã được đóng mạch phải tự dừng trong trường hợp các phần tử điều khiển không nằm ở vị trí dừng. Khitiếp tục truyền năng lượng phải loại trừ
khả năng tự động của bộ dẫn động điều khiển bằng điện, còn đối với các bộ dẫn động điều khiến bằng các dạng khác thì phải loạ trừ khà năng khởi động không chủ định.
     Khi ngừng truyền năng lượng phải đảm bảo hạ được hàng cũng như hạ hoặc kéo cần nâng tới vị trí an toàn cho cần trục ngay cả khi có gió.

2.21 Nếu việc sử dụng cần trục một cách tin cậy đồi hỏi sự kiểm tra có hệ thống tình trạng của thiết bị thủy lực thì tại nơi điều khiển phải lắp đặt các thiết bị chỉ báo áp suất, nhiệt độ v.v..
     Nếu người thao tác không theo dõi trực tiếp đuợc các bộ phận thủy lực quan trọng (về phương tiện kỹ thuật an toàn) trong các cơ cấu dẫn động thì hoạt động của chúng phải được báo bằng đèn hiệu hoặc bằng biện pháp khác.

2.22 Phải tách các neon báo hiệu và dụng cụ kiểm tra của các cần trục lưu động (trừ cần trục có hệ thống thủy lực duy nhất vừa để di chuyển cần trục vừa để nâng hàng) khỏi các dụng cụ tương tự dùng để kiểm tra cơ cấu di chuyển cần trục.
2.23 Các thiết bị an toàn chống đức ống dẫn phải được nối trực tiếp vào xi lanh hoặc mô tơ thủy lực. Trong trường hợp không thể thực hiện được mô tơ thủy lực. Trong trường hợp không thể thực hiện được yêu cầu đó, ống dẫn giữa thiết bị an toàn và xi lanh hoặc môtơ thủy lực phải được lảm bằng thép có hệ số an toàn
K≥ 5,5Nếu các thiết bị an toàn và ống dẫn nối giữa xi lanh thủy lực với thiết bị an toàn có khả năng bị hư hại thì các thiết bị an toàn phải đuợc xếp long vào xi lanh hoặc mô tơ thủy lực.
2.24 Phải lắp van một chiều điều khiển được cho các xi lanh và mô tơ thũy lực không có phanh hãm mà cần phải đảm bảo trạng thái không thay đổi (vị trí xi lanh thủy lực của chân kích) để loại trừ dịch chuyển không chủ định.

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More